Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Lý Công Uẩn
Thái tổ họ Lý tên Công Uẩn, người làng Cổ Pháp, thuộc tỉnh Bắc Ninh.

 


Ông sinh năm Giáp Tuất (974), định ngôi năm Canh Tuất (1010) và mất năm Mậu Thìn (1028). Lý Công Uẩn là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm 3 tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh.

 

Cũng theo truyền thuyết, ông thân sinh ra Công Uẩn nhà nghèo khó, đi làm ruộng thuê ở chùa Tiêu Sơn, huyện An Phong, phải lòng một tiểu nữ rồi nàng có mang. Nhà sư thấy thế đuổi đi nơi khác. Hai vợ chồng mang nhau đi, đến chỗ rừng Báng, mỏi mệt ngồi nghỉ mát. Chồng khát nước, xuống chỗ giếng giữa rừng uống nước, chẳng may sẩy chân, chết đuối. Vợ chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đất đã đùn lấp giếng, khóc lóc một hồi, rồi vào ngủ nhờ ở chùa ứng Tâm gần đấy.

 

Ông sư chùa ứng Tâm, đêm hôm trước nằm mê thấy ông Long thần báo mộng rằng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến". Nhà sư tỉnh dậy, sai tiểu quét dọn sạch sẽ, chực đợi từ sáng đến chiều chỉ thấy một người đàn bà có mang xin ngủ nhờ. Được vài tháng, có một đêm thơm nức cả chùa, nhà sư trông ra tam quan, thấy sáng rực lên. Nhà sư sai bà hộ chùa ra thăm thì người đàn bà ấy đã sinh một đứa con trai, hai bàn tay có bốn chữ son: "Sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nhiên nổi cơn mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé ở lại với nhà sư. Khi 8, 9 tuổi chú bé được nhà sư cho theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn.

 

Công Uẩn lớn lên, khảng khái, chí lớn. Do có công, ông được làm quan thời vua Thiếu đế nhà Lê. Khi vua Thiếu đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngọa triều khen là trung, cử ông làm Từ tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

 

Theo truyền thuyết, bấy giờ ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước lần vỏ ngoài, trong thân cây gạo có mấy câu sấm:

 

Thụ căn điểu điểu

Mộc biểu thanh thanh

Hòa đao mộc lạc

Thập bát tử thành (*)

...

Vạn Hạnh xem câu sấm ấy, biết điềm nhà Lê đổ, nhà Lý sắp lên, bảo Công Uẩn rằng: "Mới rồi tôi thấy lời phù sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai đương nổi nữa".

 

Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, phải nhờ người đem giấu Vạn Hạnh ở chùa Tiêu Sơn.

 

Khi vua Ngọa triều mất, vua kế tự còn nhỏ, ông cầm quân túc vệ trong chốn cung cấm. Có quan chi hậu là Đào Can Mộc mưu với các quan triều, lập ông lên ngôi Hoàng Đế.

 

Ông lên ngôi, thấy kinh đô Hoa Lư hẹp, nên năm 1010 thay đổi đến Đại La thành. Nhân có điềm rồng vàng bay lên, mới đổi tên gọi là thành Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ).

 

Ông ở ngôi vua 18 năm. Là người của một dòng họ lớn, lâu đời, có nhiều nhân vật tiếng tăm, cộng với khiếu thông minh bẩm sinh đã được nhập thân văn hóa ở một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ - con nuôi - con tinh thần của những vị cao tăng xuất sắc, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của trung tâm kinh tế - văn hóa Lục Tổ - Cổ Pháp thế kỷ 10. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh vùng đất quê ông và viết nên những trang sử oanh liệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

 

Vì ông sinh ra ở chùa ứng Tâm cho nên chùa ấy bây giờ có tên là chùa Dặn. Và ngôi huyệt chỗ giếng trong rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở tám cánh cho nên nhà Lý truyền ngôi được tám đời.

Nơi ông sinh ra nay thuộc làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

 

 

Giáo sư Trần quốc vượng
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Lê Đại Hành  (29-12-2011)
    Vua Minh Mạng bắt các địa phương trồng mít (19-11-2011)
    Nguồn gốc tấm bản đồ bằng bạc tại Dinh III Bảo Đại (09-10-2011)
    Lê Thánh Tông cấm quan lại tơ hào “nhà công vụ” (27-09-2011)
    Vào Bếp Xem Các Vua Triều Nguyễn Ăn Gì (25-09-2011)
    Minh Mạng cho “tập trận, bắn đạn thật” trên biển (22-09-2011)
    Trần Thánh Tông làm gia phả, đổi tên của tổ tiên (19-09-2011)
    Việt Nam trong bản đồ Đông Nam Á 1606 (17-07-2011)
    Vua Lê Thánh Tông ban lệnh cấm phá thai (14-07-2011)
    Lê Hiến Tông được sứ thần phương Bắc trầm trồ thán phục (29-06-2011)
    Đòn sấm sét làm bạt vía quân Thanh (09-06-2011)
    Danh tướng Lê Tần - lùi để tiến và chiến thắng! (07-06-2011)
    Thư "đáp lễ" quân Thanh của một lãnh binh nhà Nguyễn (07-06-2011)
    Khi người nông dân trở thành con rể của Hưng Đạo Vương (06-06-2011)
    Lý Thường Kiệt - nỗi kinh hoàng của quân Tống (03-06-2011)
    Vì sao Ngô Quyền có thể đánh tan quân Nam Hán? (02-06-2011)
    Các vị vua VN đã xác lập chủ quyền trên biển Đông (01-06-2011)
    Lý Anh Tông, hoàng đế đầu tiên đi tuần biển Đông (01-06-2011)
    Ai là vị trạng nguyên đầu tiên của Đại Việt? (30-05-2011)
    Vua Khải Định muốn con kết thân với các đại gia (24-05-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152736645.